Tham gia đánh Ngô Nguyên Tế và Vương Thừa Tông Điền_Hoằng_Chánh

Sau khi Điền Hưng nắm quyền, anh trai ông là Điền Dung trách ông rằng

Hôm nay mày không nghe lời tao, là cái con đường tự rước lấy tai họa.

Điền Hưng sai sứ đến Trường An nộp sổ sách và lược đồ 6 châu ở Ngụy Bác[11]. Trong triều đình có hai luồng ý kiến khác nhau: tể tướng Lý Cát Phủ cho rằng nên cho Điền Hưng làm quyền Tiết độ sứ, trong khi tể tướng Lý Giáng đề nghị nên ban tiết việt cho ông ngay lập tức và trích tiền thưởng cho quân sĩ Ngụy Bác, từng bước lấy lại ảnh hưởng của triều đình đối với đất Ngụy. Cuối cùng, Đường Hiến Tông (805 - 820) chấp nhận ý kiến của Lý Giáng. Nhà Vua sai Trung thư xá nhân Bùi Độ mang sắc đến Ngụy phong cho ông làm Ngân Thanh Quang Lộc đại phu, Kiểm giáo công bộ thượng thư, Ngụy châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Thượng trụ quốc, tước Nghi quốc công, Ngụy Bác đẳng châu tiết độ quan sát xử trí chi độ doanh điền đẳng sứ, ban danh là Hoằng Chánh[5]. Khi Bùi Độ tới Ngụy châu, Điền Hoằng Chánh cho tiếp đón trọng thể và tỏ thái độ tôn trọng khi đàm đạo với Độ, lại trình bày công việc trong trấn cho Độ nghe. Bùi Độ sau đó thay mặt triều đình ban cho quân sĩ Ngụy Bác tiền 1.500.000 lạng. Ông còn thuyết phục Tiết độ phó sứ Bùi Chứng và hơn 90 tướng chấp nhận nộp khoản tiền thuế trong suốt 16 năm cai trị của Điền Quý An mà trấn Ngụy Bác đã không nộp lên nhà Đường. Khi Tiết độ sứ Bình Lư[4] Lý Sư Đạo cố gắng thuyết phục Hoằng Chánh liên minh với mình, ông đã từ chối.

Thấy Điền Hoằng Chánh thần phục, Nhà Vua hạ lệnh cho quân triều đình đóng ở Hà Dương[12] vốn để ngăn chặn sự quấy phá của quân Ngụy, chuyển sang đóng ở Nhữ Châu[13] để ngăn chặn quân đội của tiết độ sứ Chương Nghĩa[14]Ngô Thiếu Dương. Sang năm 814, Ngô Thiếu Dương chết, con là Ngô Nguyên Tế lên thay, nhưng triều đình nhà Đường không công nhận, Ngô Nguyên Tế liền đem quân cướp phá các vùng xung quanh Lạc Dương. Do vậy triều đình quyết định cử quân thảo phạt. Điền Hoằng Chánh cũng sai con là Điền Bố dẫn 3000 binh tới hỗ trợ quân trung ương[5].

Hai tiết độ sứ đồng minh với Ngô Nguyên TếVương Thừa Tông ở Thành Đức và Lý Sư Đạo ở Bình Lư đều dâng biểu xin tội cho họ Ngô. Sau khi tể tướng Võ Nguyên Hoành bị giết, Hiến Tông nghi ngờ Vương Thừa Tông là chủ mưu đứng đằng sau việc này nên quyết định thảo phạt Thành Đức, nhưng vì phải dồn quân cho mặt trận Hoài Tây nên nhà Đường không thể tập trung binh được. Điền Hoằng Chánh đem quân đóng ở biên giới với Triệu để sẵn sàng cho cuộc tấn công một khi có lệnh từ Trường An. Đáp lại, Vương Thừa Tông cũng đem quân cướp phá một số vùng thuộc Ngụy Bác[15]. Hiến Tông cho phép ông tiến quân đánh vào Bối châu của Thành Đức. Lý Sư Đạo thấy sự trung thành của ông nên không dám công khai cứu Ngô Nguyên Tế[5].

Khi Ngô Nguyên Tế bị Lý Tố đánh bại vào cuối năm 817, Vương Thừa Tông lo sợ[16], cầu cứu đến Điền Hoằng Chánh. Ông khuyên Thừa Tông nên nạp đất và gửi con đến triều đình làm con tin. Thừa Tông nghe theo, sai hai con là Vương Tri Cảm, Vương Tri Tín vào triều, dâng nộp hai châu Đức, Lệ quy về triều đình[15].